Chạy bộ: Liệu có làm chân bạn trở nên to hơn không?

Chạy bộ là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, vì vậy nó càng ngày càng thu hút một lượng lớn người theo tập. Tuy nhiên khi bắt đầu tham gia vào luyện tập, nhiều bạn nữa có lo lắng rằng liệu chạy bộ nhiều có làm phần bắp chân của mình to ra không? Sau đây, các chuyên gia của BLOG BMAI sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Đúng là như vậy, chạy bộ có làm to chân. Và sau đây là nguyên nhân của hiện tượng này:

Khi chúng ta chạy, phần bắp chân hoạt động mạnh và liên tục trong khoảng thời gian chạy. Nhờ đó mà phần mỡ đùi được đốt cháy, tuy nhiên, hoạt động này cũng vô tình kích thích các cơ ở phần bắp chân phát triển, khiến cho chân của chúng ta to hơn. Lâu dần, phần cơ chân này sẽ càng siết chặt và rắn chắc hơn khiến cho việc giảm kích thước phần bắp chân gặp khó khăn. Điều này thật sự vô cùng khó chịu nhất là đối với các bạn nữ tập chạy bộ nhưng vẫn muốn diện những mẫu váy ngắn hoặc quần sooc. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập nặng nề, phần đùi của chúng ta vô tình bị tích nước nên đây cũng là lí do khiến cho phần chân của chúng ta”cơ bắp” hơn

Vậy có cách nào khắc phục được điều này không? Và thật may mắn là có, chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập chạy bộ mà không làm chân to, chỉ cần tuân thủ theo những quy tắc sau:

Thiết lập 1 chế độ ăn phù hợp

Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều protein bởi đây là thành phần chính gây tăng cơ và hạn chế cả chất béo xấu, ăn nhiều rau củ quả hơn, ít cơm, đồ ngọt, dầu mỡ, nước ngọt có ga, hạn chế các thực phẩm thúc đẩy cơ như chuối, cà rốt, bơ,..

Lưạ chọn địa hình chạy

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chạy bộ trên địa hình phẳng đôi chân bạn chỉ phải chịu tác động trọng lực, nhưng khi chạy địa hình dốc hoặc gập ghềnh thì đôi chân bạn sẽ phải chịu thêm một lực để giữ cơ thể thăng bằng. Khi cơ thể thể luôn hướng lên phía trước, trọng lực tác động lên chân cũng mạnh lên và khi đó vô hình bạn đã làm cho phần bắp chân bị tăng kích thước lên đáng kể.

Sử dụng mũi bàn chân khi chạy thay vì cả bàn chân

Việc chạy bộ bằng mũi bàn chân sẽ giúp bạn chạy nhanh hơn, tăng được tốc độ dễ dàng hơn và các lực xấu tác động lên khớp hông cũng giảm. Ngoài ra chạy với sải chân dài, nhanh cũng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của cơ bắp.

Đồng thời khi chạy bạn cần tránh nhấc đầu gối quá cao, chỉ cần nhấc đầu gối cao vừa đủ và nhịp nhàng, vừa giữ cho phần bắp chân không bị căng quá đà, vừa tránh việc chấn thương đầu gối.

 Chạy đường dài

Nếu các bạn để ý đến những chương trình thể thao thì có thể thấy rõ rằng những người chạy marathon (chạy đường dài) thường có xu hướng chân nhỏ và những người chạy nước rút, chạy ở cự ly ngắn chân của họ thường có xu hướng phát triển mạnh hơn, to hơn. Vì vậy, hãy chú ý chỉ nên chạy trên cả một đoạn đường dài thay vì chạy đi chạy lại trên một đoạn đường ngắn.

Chọn 1 đôi giày phù hợp

Chọn một đôi giày chạy bộ phù hợp hoàn toàn có thể giúp giảm lực tác động lên phần bắp chân của bạn, tránh việc các cơ bắp chân bị siết quá căng, ngoài ra còn giúp bạn giảm thiểu khả năng gặp phải chấn thương và một vài bệnh lí liên quan đến phổi, tim mạch, gân, xương sống,…

Có thể thử và mua giày chạy bộ tại cửa hàng Bmai Sport, số 2 ngõ 37 Nguyễn Chí Thanh – Ba Đình – Hà Nội để được tư vấn chi tiết về các loại giày phù hợp với mỗi kiểu chân và mục đích vấn động. Tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Bmai tại www.Bmai.com.vn. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm sản phẩm với công nghệ độc nhất vô nhị này.

Chúng tôi, những chuyên gia của BLOG BMAI luôn cố gắng đưa ra cho các bạn những lời khuyên tốt nhất để giữ cho bạn một cơ thể khỏe đẹp, cân đối. Hãy thử ngay những phương pháp mà chúng tôi gợi ý để vừa có thể chạy bộ nâng cao sức khỏe nhưng vẫn giữ cho mình một đôi chân săn chắc, thon gọn.