Giày chạy bộ cho người mới bắt đầu cần có những yêu cầu cơ bản gì?

Chạy bộ là một hình thức thể thao đơn giản và ít tốn kém; bạn chỉ cần thắt dây giày và bắt đầu di chuyển với tốc độ nhanh. Nhưng để chạy tốt và hạn chế chấn thương bạn cần có cho mình một đôi giày chạy phù hợp và chất lượng. Vậy giày chạy bộ cho người mới bắt đầu cần những yêu cầu gì? Cùng Bmai đi tìm lời giải đáp ngay cho câu hỏi giày chạy bộ cho người mới bắt đầu cần những yêu cầu cơ bản gì? 

Cách đáp chân 

Thông thường, các bạn mới tập chạy chưa để ý đến dáng chạy nên có xu hướng đáp gót chân nhiều hơn. Với kiểu đáp chân này, khả năng chấn thương khá cao. Vì vậy, khi chọn mua giày bạn cần quan tâm đến độ dốc của gót giày và mũi giày (chỉ số độ dày hay mỏng của đế).

Với những bạn mới tập chạy, chỉ số càng cao thì độ đệm, độ bổ trợ càng tốt. Bạn nên bắt đầu tập chạy từ từ và chậm rãi để dễ điều chỉnh tư thế cho đúng.

Ngược lại, với người đã chạy lâu năm, đáp chân bằng mũi thì nên chọn giày có độ chênh lệch gót mũi giày nhỏ, ít đệm hỗ trợ để có cảm giác nhẹ và thanh thoát hơn.

Khi thử giày, nếu gót chân không bị trượt xuống lúc chuyển động và 10 đầu ngón chân có thể thoải mái cử động trong giày thì đó là đôi giày phù hợp cho bạn.  

Chọn giày theo địa hình chạy

Mỗi loại giày chạy bộ thích hợp với một địa hình chạy bộ khác nhau nên bạn cần xác định mình hay tập ở đâu để chọn lựa chính xác hơn. Sau đây là một số địa hình chạy bộ thường thấy:

Đường nhựa bằng phẳng: Loại giày “road running” nhẹ; linh hoạt, có miếng đệm sẽ phù hợp nếu bạn thường chạy bộ ở công viên hay vỉa hè.

Đường gồ ghề: Với địa hình nhiều đất đá, rễ cây hay bùn lầy thì bạn nên chọn loại giày “trail running” có đế dày, độ bám dính tốt và bảo vệ chân tốt.

Phòng tập gym: Nếu thích chạy bộ hằng ngày ở phòng tập gym, bạn hãy chọn giày “cross training” chắc chắn, đế dày, thân hơi cứng. Loại giày này không những hỗ trợ bạn chạy hiệu quả trên máy chạy bộ mà cũng giúp bạn tập các bài tập khác ở phòng gym dễ dàng hơn. 

Phù hợp với vóc dáng bàn chân

Nếu bạn là người mới tập chạy thì việc lựa chọn giày phù hợp với vóc dáng bàn chân là cần thiết. Bởi vì việc mang giày chạy bộ không phù hợp với vóc dáng chân dễ gây ra đau gối và hông, căng mắt cá chân sau khi luyện tập. 

Đối với người có xu hướng nghiêng chân vào trong khi chạy (Overpronation), bạn sẽ cần một đôi giày tập giúp ổn định và kiểm soát chuyển động. Giày kiểm soát chuyển động được thiết kế để sửa chữa các lỗi nghiêng chân nghiêm trọng. Chúng giúp bảo vệ phần bên trong giày không bị vẹo và làm chậm quá trình nghiêng chân..

Ngược lại, đối với người có xu hướng nghiêng chân vào bên ngoài khi chạy (Underpronation); độ rung khi chuyển động sẽ ít bị phân tán vào gót chân như người nghiêng chân vào trong. Vì thế, một đôi giày với lớp đệm giảm hấp thụ sốc là sự lựa chọn sáng suốt nhất.

Rất nhiều người Việt Nam có bàn chân phẳng, vì thế, nếu bạn thuộc tuýp người có chân phẳng (Neutral), hãy chọn một đôi giày chạy ổn định. Đây là loại giày phù hợp nhất cho người chạy chân nghiêng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải. Tốt nhất, nên đến các cửa hàng giày lớn với nhãn hiệu quốc tế và uy tín, nhờ nhân viên kiểm tra vóc dáng chân để chọn một đôi giày chạy phù hợp nhất.

Quy tắc ngón tay cái

Một đôi giày chạy bộ phù hợp là một đôi giày ôm trọn gót chân bạn (để chân không bị tuột khi di chuyển); nhưng vẫn cách một khoảng 1 đến 1,3cm (bằng kích cỡ một ngón tay cái) từ ngón chân đến mũi giày. Ngoài ra, bạn cần phải bảo đảm phần mu bàn chân của mình hoàn toàn thoải mái, không quá khít hoặc quá lỏng lẻo.

Quy trình chọn giày chạy bộ chuẩn cho người mới bắt đầu 

Sau khi đã xác định rõ vóc dáng chân và nhãn hàng yêu thích, quy trình 8 bước sau đây sẽ giúp bạn kiểm tra và lựa chọn chính xác khi mua giày ở cửa hàng.

Các bước chọn giày

Bước 1: Chọn giày không có đệm mắt cá chân, vì giày này tốt cho việc sử dụng hàng ngày. Giày bóng rổ hay gót quá cao sẽ làm yếu phần mắt cá của bạn.

Bước 2: Giày có phần đế không quá hẹp. Đế giày nhỏ sẽ làm phần tiếp xúc với mặt đất nhỏ đi; gây khó chịu và kém giữ thăng bằng lẫn ma sát

Bước 3: Chọn kiểu giày có thiết kế thông hơi hoặc chất liệu thoáng để không hút hay giữ ẩm.

Bước 4: Uốn cong phần mũi giày. Khoảng 1/3 độ dài giày có thể uốn mềm dẻo, 2/3 còn lại cần cứng cáp và khó uốn.

Bước 5: Nắm phần mũi và gót giày, thử xoắn giày lại (quay 2 tay theo 2 chiều ngược nhau). Giày tốt sẽ không bị bóp méo và biến dạng.

Bước 6: Nhấn vào phần đuôi giày (phần tương đương với xương cổ chân), để kiểm tra độ chắc của giày.

Bước 7: Kiểm tra các đường may của giày, dọc theo các viền ngoài và trong

Bước 8: Đi thử. Đừng vì quá thích một mẫu mã mà ép bản thân phải mang một đôi giày chật. Rất nhiều chất liệu sẽ dãn ra sau một thời gian sử dụng nhưng nên nhớ rằng bạn sẽ phải mang một đôi giày chật trong một thời gian dài.

Một đôi giày chạy bộ tốt không chỉ giúp tinh thần bạn thoải mái mà việc tập luyện còn hiệu quả hơn. dĐể chắc chắn mình sẽ mua được một đôi giày chạy bộ ưng ý. Nếu đặt mua giày trực tuyến, bạn chỉ click vào chon Bmai là bạn có ngay được 1 đôi giày ưng ý rồi! Bạn có bất kỳ thắc mắc nào cho việc lựa chọn hoặc giày chạy bộ cho người mới bắt đầu cần những yêu cầu cơ bản gì hãy mạnh dạn liên hệ với Bmai để được tư vấn chi tiết nhé.