Có bao nhiêu cách phân loại giày chạy bộ?

Có rất nhiều cách phân loại giày chạy bộ, theo công năng, theo bàn chân, theo cấu tạo, theo cự lý, theo mục đích…. mỗi người hẳn sẽ có 1 cách để phân loại giày riêng cho bản thân bởi trong chúng ta, ai cũng có một góc nhìn và quan điểm riêng. Tuy nhiên, việc phân loại nếu đi theo các khía cạnh không nên chú ý đến sẽ khiến cho bạn bị lạc và mất phương hướng giữa hàng sa số các mẫu giày, các hãng giày và các triết lý của anh nọ… anh kia…

Bạn phải nhớ rằng bàn chân và thân hình của bạn là duy nhất và riêng biệt, không ai trải nghiệm hộ bạn được, vì vậy hãy xỏ chân vào giày và tự tìm cho mình những đôi giày phù hợp nhất. Hãy cùng tìm hiểu có bao nhiêu cách phân loại giày chạy bộ?

Vậy một runner thực tế nên phân loại giày chạy bộ theo cách nào ?

Đầu tiên, tôi phải nhắc bạn 1 lần nữa là giày chạy bộ phải PHÙ HỢP với bàn chân của bạn, nếu bạn nghe 1 ai đó nói đôi giày X tốt lắm, chạy thích lắm… và bạn lao theo, sẽ có rủi ro cực lớn đến với bạn do đôi giày X không phù hợp với bạn. Vậy nên cứ coi như bạn phù hợp với mọi loại giày nhé, ta sẽ bắt đầu phân loại những đôi giày bạn nên có.

Là 1 runner đã và đang tập luyện với một cái đích đến nào đó: HM, FL , Ultra… bạn chắc hẳn sẽ phải xây dựng 1 lộ trình tập luyện dài kì, bởi con người chúng ta, trong thời đại 4.0. ngồi nhiều hơn đứng, nằm nhiều hơn đi, nên nói là muốn chạy rất dễ, nhưng để đạt mốc HM hay thậm chí 5km thôi là rất vất vả với nhiều người.

Câu chuyện tiếp theo là 1 plan tập luyện sẽ như thế nào? Nghe sẽ rất loăng ngoằng, nên tôi sẽ chốt lại 1 cách đơn giản với 3 phần không thể thiếu :
1. tập luyện hàng ngày / everyday
2. tập luyện tăng cường / thi đấu / race
3. hồi phục / recovery
Đến đây chắc hẳn bạn đã thấy bạn đang đi tìm những đôi giày như thế nào. Nhiều người sẽ cố gắng tìm 1 đôi giày thỏa mãn cả 3 phần trên của quá trình luyện tập, và bạn chắc chắn sẽ tìm thấy lời giải. Tuy nhiên, rào cản là: việc đầu tư cho 1 món đồ toàn năng như thế rất tốn kém, chưa kể việc chỉ sử dụng 1 đôi giày sẽ khiến tính hao mòn lớn hơn rất nhiều với giày chạy. Bạn có thể nghiên cứu về việc vì sao nên có nhiều hơn 1 đôi giày chạy bộ tại đây.

Bây giờ giả sử bạn có một race HM chuẩn bị trong 2 tháng nhé. và tôi mạo muội đưa ra 1 lịch tập cơ bản nhàm chán như sau :
– hàng ngày chạy 5-8km

– T7 hàng tuần chạy 15km – 20km

– CN hàng tuần nghỉ

– T2 hàng tuần – tập nhẹ recovery

– Chủ nhật tuần đầu và tuần thứ 3 chạy cường độ cao 20km ( trạng thái race không hết sức ) – t2 kế tiếp nghỉ t3 kế tiếp chạy hồi phục

– Nếu phát sinh đau trong quá trình tập, chỉ tập 7km quay đầu và sử dùng giày hồi phục.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách chọn giày chạy bộ phù hợp với chân 

Giờ thì các bạn chắc đã rõ ràng bức tranh về phân loại giày ở khía cạnh mà tôi đề cập trong bài viết rồi đúng không ?

1. Giày chạy bộ hàng ngày :

sử dụng 1 đôi giày hợp nhất với form chân bạn, nó sẽ đồng hành cùng bạn lâu dài, tạo ra sức bền và những yếu tố cần tích lũy cùng bạn. Tất nhiên ngày thường ta trăm công nàn việc, đâu thể cắm đầu chạy rất nhiều để rồi tối về chẳng còn lại sức là bao nhiêu, để rồi vợ chê yếu, con chê cha không quan tâm, bạn nhỉ. vì vậy hãy tự chọn 1 quãng dài phù hợp và chọn giày với tiêu chí đó.

2. Giày chạy cường độ cao / race :

bạn sẽ thi đấu và tập luyện trong trạng thái như thi đấu với đôi giày này, hãy chọn đôi giày giúp bạn phát huy và bùng nổ được sức mạnh nhất. Trong việc tập luyện cường độ và thi đấu, bạn sẽ chiến đấu ở trạng thái bùng cháy đấy.

3. Giày hồi phục, recovery:

sau thi đấu, sẽ có hàng trăm liệu pháp chăm sóc để hồi phục, nghỉ không chạy là 1 trong số những liệu pháp đó, nhưng nếu bạn đã cố rất nhiều và rất mệt, hoặc chẳng may đau nhẹ, đôi khi chấn thương, bạn sẽ cần đến 1 đôi giày giúp bạn hồi phục dần trong quá trình tập luyện.

Thông qua bài viết “Có bao nhiêu cách phân loại giày chạy bộ” Bmai Sport Việt Nam sẽ giúp các bạn lựa chọn cho mình 1 đôi giày phù hợp với chân và mục đích sử dụng.