Trong chạy bộ: Liệu có phải giày nào cũng như nhau?

Thiết kế 1 đôi giày chạy bộ – Cũng giống như một nghệ sĩ điêu khắc, muốn có 1 sản phẩm hoàn hảo đòi hỏi bộ dụng cụ của mình phải luôn sắc bén và chính xác; những vận động viên hoặc người yêu thích thể thao cũng luôn luôn tìm kiếm một trợ thủ đắc lực giúp cho hoạt động của mình nhẹ nhàng thoải mái nhưng vẫn phát huy tối đa sức bật và sức bền của cơ thể.

Giày chạy bộ và giày tập luyện khác nhau như thế nào?

Một việc tưởng chừng như đơn giản khi mọi người thường nghĩ giày chạy bộ và giày tập luyện đều là giày thể thao. Chúng ta cần xác định rõ ràng rằng giày chạy bộ là để phục vụ cho dạng vận động là chạy, còn giày tập luyện thì để phục vụ chung cho đa dạng những vận động (bao gồm cả chạy bộ).

Lý do tại sao cần phải chia rõ 2 dòng giày với hai công dụng khác nhau? Câu trả lời nằm ở tính chất vật lý của chuyển động bàn chân khi vận động. Khi chạy, chuyển động của cơ thể luôn luôn theo trục thẳng và hướng về phía trước. Những hướng chuyển động khác như là phương ngang, xéo, xoay là gần như hoàn toàn không xuất hiện. Một đôi giày chạy sẽ có nhiệm vụ bảo vệ và nâng đỡ khi bàn chân tiếp đất với cường độ liên tục trong lúc chạy.

Sở hữu 1 đôi giày chạy phù hợp với chân và mục đích hoạt động

Vậy còn giày dành cho việc tập luyện? Việc tập luyện đa dạng bao gồm nhiều bài tập và dạng vận động khác nhau như là nhảy, bật, nâng tạ, xoay vòng và cả chạy bộ. Những dạng và hướng chuyển động vì thế cũng nhiều hơn: ngang, dọc, tiến, lùi, xoay, biến đổi đột ngột, cường độ thay đổi. Một đôi giày tập phải đảm bảo chức năng bảo vệ bàn chân khi thực hiện những dạng chuyển động linh hoạt hơn này.

Nói một cách dễ hiểu, giày tập có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu vận động trong một. Còn giày chạy thì bắt buộc chuyên dụng dành cho dạng vận động đi hay chạy bộ. Và vì thế, một đôi giày tập luyện đa năng có khả năng phục vụ cho việc chạy bộ của bạn (thường là khoảng cách dưới 5km), nhưng một đôi giày chạy chưa chắc đảm bảo tính năng và độ an toàn để phục vụ cho việc tập luyện từ vừa đến nặng.

Khác biệt về cấu tạo, thiết kế

Giày chạy và giày tập thoáng nhìn thì có hình dạng không khác biệt nhau là mấy. Nhưng điểm khác nhau rõ ràng nhất nằm ở bộ đế giày và phần gót. Đối với giày chạy, đế giày cần có cấu tạo và hình dạng đảm bảo hỗ trợ dạng lực tiếp đất từ gót đến ngón của bàn chân. Vì lý do này, phần gót giày cũng nhô cao hơn một chút để gia tăng sự êm ái, nâng đỡ cũng như tính hấp thụ lực và phản hồi năng lượng (energy return).

Như đã nói ở trên, giày tập cần phải đảm bảo hỗ trợ linh hoạt và chắc chắn cho bàn chân ở nhiều dạng di chuyển và vận động từ nhẹ, vừa đến nặng khác nhau. Để đảm bảo độ vững chắc và bám trụ cho mọi bài tập, đế giày tập sẽ được làm bằng phẳng (phần gót thường không nhô cao hơn một chút so với phần ngón như giày chạy).

Ngoài ra, trọng lượng của giày tập cũng thường nặng hơn so với những phiên bản giày chạy. Phần đế của giày tập thường được trang bị thêm các miếng cao su hai bên để giúp tăng độ bám bề mặt khi tập. Chi tiết này là không cần thiết trên giày chạy (vì chỉ cần trang bị ở phần gót và mũi giày) nên giúp giảm trọng lượng. Hơn nữa, phần thân upper của giày tập cần được gia cố tốt hơn bằng những vật liệu cứng cáp hơn để đảm bảo giữ vững, bảo vệ bàn chân và cả cổ chân khi thực hiện các di chuyển phức tạp. Ở giày tập, trọng lượng nhẹ nhờ việc bỏ bớt những chi tiết dư thừa là một ưu tiên hàng đầu, đảm bảo cảm giác nhẹ nhàng nhất cho bàn chân khi liên tục chạy.

Xem thêm: Top 10 hãng giày chạy tốt nhất trên thị trường hiện nay

Lựa chọn giày không phù hợp và mang sai mục đích sẽ gây ra những vấn đề, rủi ro gì cho người mang?

3 vấn đề và rủi ro lớn nhất khi mang giày không đúng cho vận động đó là: cảm giác khó chịu; tính năng giảm sút và chấn thương.

Cảm giác khó chịu:

Sau một thời gian mang giày không đúng khi vận động có thể gây ra cảm giác phồng rộp, đau nhức và sưng tấy. Một đôi giày phù hợp sẽ đảm bảo bàn chân bạn luôn cảm thấy thoải mái; vừa vặn và không để lại chút cảm giác khó chịu nào sau mỗi buổi chạy hay tập luyện.

"<yoastmark

Tính năng giảm sút:

Mang giày sai chức năng sẽ làm giảm tính năng và hiệu quả sử dụng của giày khi tập luyện. Sử dụng giày chạy khi tập luyện nặng sẽ làm giảm sự linh hoạt; vững vàng, bám trụ và bảo vệ. Tương tự, giày tập khi mang để chạy bộ sẽ không có cảm giác êm ái, nhẹ nhàng, nâng đỡ cho bàn chân.

Chấn thương:

Giày chạy và giày tập đều được thiết kế để khi mang đúng chức năng sẽ hỗ trợ tối đa và giảm rủi ro chấn thương. Dưới đây là một vài trường hợp mang giày sai chức năng có thể gây chấn thương cho người mang:

Mang giày chạy và tập những động tác có hướng di chuyển ngang, xéo, xoay: phần gót nhô cao ở giày chạy sẽ tăng khả năng gây ra trật cổ chân của người mang.

Mang giày chạy và thực hiện những bài tập bật, nhảy:

Phần đế êm ái của giày khiến việc tiếp đất khi nhảy trở nên không vững vàng và có thể gây chấn thương cho đầu gối hay cổ chân.

Mang giày tập để chạy bộ: việc đế giày của giày tập thiếu sự êm ái; nâng đỡ sẽ khiến chân người mang khó chịu, lâu ngày có thể dẫn đến viêm cân gan chân là chứng viêm màng cơ bàn chân, nguyên nhân chính gây nên bệnh đau gót chân.

Có thể thử và mua giày chạy bộ tại cửa hàng Bmai Sport; số 2 ngõ 37 Nguyễn Chí Thanh – Ba Đình – Hà Nội để được tư vấn chi tiết về các loại giày phù hợp với mỗi kiểu chân và mục đích vấn động. Tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Bmai tại www.Bmai.com.vn. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm sản phẩm với công nghệ độc nhất vô nhị này.